Giới Thiệu
Các Bước Làm Nón Lá Làng Chuông
Hình ảnh nón lá luôn gắn liền với
hình ảnh thân thương của người phụ nữ Việt. Nón lá Làng Chuông là một trong những
sản phẩm nón lá nổi tiếng nhất cả nước ở độ bền, chắc, đẹp. Tạo nên nét độc đáo
riêng của Nón Lá Làng Chuông. Hôm nay, mình xin giới thiệu tới các bạn các bước
Làm Nón Lá Làng Chuông.
Để làm được những chiếc nón bền, chắc
đòi hỏi người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn tỉ mỉ, chính
xác của người thợ để tạo nên chiếc nón hoàn chỉnh. Ban đầu người thợ sẽ đi chợ
mua các nguyên liệu làm nón gồm có: Lá, Vòng, Mo, và các phụ kiện như: Kim, cước,
guột,…
Bước đầu
tiên là “Là Lá”: Lá nón sau khi mua về được các thành viên dẽ cho thẳng ra, sau
đó thì người thợ sẽ đưa lá qua lưỡi cày được làm nóng, kéo nhanh tay để đảm bảo
lá phẳng và không bị hỏng lá.
Bước thứ
hai “Quay nón”: Trong bước quay nón có rất nhiều công đoạn nhỏ đòi hỏi người thợ
phải có kỹ thuật, khéo léo. Bước quay nón đảm tốt đảm bảo cho chiếc nón bền chắc
Đầu tiên của bước quay nón sẽ
là “Bứt vòng”: Người thợ sẽ sử dụng dao,
cước để quấn vòng quanh khuôn nón.
Kế
đó người thợ sẽ dùng mo dải đều đè lên lớp là lần trong.
Tiếp
đến người thợ sẽ dùng lớp lá lần ngoài phủ lên trên lớp mo.
Và
chiếc nón sau khi quay sẽ như hình sau:
Bước thứ
ba “Khâu nón”: Người thợ sẽ dùng kim, cước để khâu lần lượt các vòng nón từ
trên đỉnh nón xuống đến vòng cạp ( vòng to nhất của nón ). Sự khéo của người thợ
khâu sẽ thể hiện qua từng mũi kim.
Bước thứ
tư “Hoàn thiện nón”: Bước này người thợ sẽ làm các công đoạn cuối cùng để cho
ra đời chiếc nón. Bao gồm khá nhiều công đoạn nhỏ, tỉ mỉ của người thợ:
Luồn nhôi: Người thợ sẽ dùng kim (
kim luồn nhôi cong ) để luồn sợi chỉ qua vòng nón bên mặt trong của chiếc nón để
người sử dụng có thể buộc quai nón khi xử dụng.
Nức nón: Người thợ sẽ dùng vòng liếc,
vòng kèm, cước đỏ , kim để làm công đoạn này.
Đến hết bước này thì chiếc nón đã đượchoàn thiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét